Bạn có biết rằng gạo lứt là thực phẩm không thể thiếu chứa nguồn dinh dưỡng quan trọng. Đặc biệt, khá phổ biến trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Thực dưỡng Bảo Anh sẽ giúp bạn tìm hiểu về các gạo lứt hiện nay và những lợi ích mà gạo lứt mang lại ở bài viết này nhé!
Gạo lứt là gì?
Đúng như tên gọi, Gạo lứt là một loại gạo mà chỉ lột bỏ lớp vỏ cám nhưng vẫn giữ lại lớp vỏ nâu gồ ghề bên ngoài. Khác với gạo trắng thông thường, gạo lứt có màu sắc đặc trưng và có hương vị khác biệt. Thành phần của gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, các loại vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Các loại gạo lứt hiện nay
Gạo lứt tím
Gạo lứt tím còn được gọi là gạo lứt đen tím, có màu sắc tím đậm đặc. Thành phần của gạo lứt tím chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch. Đặc biệt là hợp chất Anthocyanin là chất chống oxy hóa, phòng chống ung thư, béo phì,…
Chỉ số đường huyết (GI) của gạo lứt tím ~ 42.3, phù hợp với người có nhu cầu kiểm soát cân nặng, ăn kiêng, người bị tiểu đường,…
Gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ có lớp vỏ màu đỏ, chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin B và khoáng chất,… Chỉ số GI của gạo lứt đỏ ở mức trung bình giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Lưu ý: Gạo lứt đỏ khá giống với gạo huyết rồng nhưng có công dụng khác nhau, vì thế cần chú ý trong quá trình mua.
Gạo lứt trắng
Gạo lứt trắng (còn được gọi là gạo tẻ) có hạt trắng nhưng vẫn giữ lại lớp vỏ nâu nhạt. Đây là loại gạo có hương vị dễ ăn nên được sản xuất nhiều, cung cấp chất xơ, vi chất cần thiết và các khoáng chất cho cơ thể.
Gạo lứt đen
Gạo lứt đen là một loại gạo có hạt màu đen tuyền, do có chứa nhiều chất chống oxy hóa và và có hàm lượng amylopectin cao.
Lợi ích của gạo lứt với sức khỏe
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, gạo lứt luôn được ưu tiên lựa chọn hơn các loại gạo khác. Sau đây là những lợi ích tuyệt vời của gạo lứt với sức khỏe:
Giảm cholesterol xấu
Nhờ thành phần của gạo lứt giàu chất xơ, gạo lứt giúp giảm hấp thụ cholesterol từ thức ăn và hỗ trợ loại bỏ cholesterol xấu khỏi cơ thể. Điều này còn giúp giảm nguy mắc bệnh về tim mạch và xơ cứng động mạch.
Phòng ngừa ung thư
Gạo lứt có chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư. Theo nghiên cứu đưa ra, việc sử dụng gạo lứt có thể phòng chống một số loại ung thư như đại tràng,…
Hỗ trợ giảm nguy cơ tiểu đường
Chỉ số glycemic có trong gạo lứt thấp hơn so với gạo trắng thông thường. Vì thế, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giữ cho mức đường huyết ổn định. Đồng thời, giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Hỗ trợ giảm cân
Gạo lứt có chứa chất xơ và protein cao, lương tinh bột và chất béo rất ít. Khi cơ thể nạp lượng chất này sẽ nhanh chóng có cảm giác no lâu hơn, giúp kiểm soát cơn thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân đạt hiệu quả.
Cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng sức đề kháng
Hàm lượng chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng chống lại các bệnh tật.
Sử dụng gạo lứt như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Hiện nay, gạo lứt được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như hỗ trợ giảm cân, nhu cầu trị bệnh tiểu đường,… Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng gạo lứt an toàn và hiệu quả, bạn nên định rõ liều lượng hợp lý để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nếu thực hiện ăn gạo lứt trong khoảng thời gian dài, bạn nên nhịn ăn 1 hoặc 2 ngày để lọc bỏ các chất thải còn lại trong cơ thể.
Trong giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu ăn gạo lứt, bạn nên uống ít nước (không quá 0,75 lít) và tránh sử dụng thực phẩm quá mặn.
Khi ăn gạo lứt nên kèm theo 2 muỗng muối mè và nhai thật kỹ để tránh gây hại đến dạ dày, gây chướng bụng và gây khó tiêu. Người gầy, sức khỏe kém, dễ mắc các bệnh huyết áp thấp, đặc biệt là người bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa hoạt động kém nên tránh sử dụng món ăn này.
Mỗi tuần, bạn nên sử dụng gạo lứt từ 2 – 3 lần/tuần.
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được gạo lứt, các loại gạo lứt và lợi ích của nó đối với sức khỏe. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gạo lứt và lựa chọn một loại gạo tốt cho sức khỏe.